Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương tuyển sinh năm 2014

23:55 |
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung Ương là trường Công lập mã trường: CTW. Trường đào tạo các hệ Cao đẳng chính quy, Cao đẳng vừa học vừa làm, Trung cấp chính quy gôm các ngành Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin, Công nghệ Kỹ thuật điện. Năm 2014 trường có tổ chức thi và xét tuyển theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chi tiêu tuyển sinh Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Trung Ương năm 2014 như sau




TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG
TRƯỜNG CÔNG LẬP - MÃ TRƯỜNG: CTW
TUYỂN SINH NĂM 2014

I. HỆ CAO ĐẲNG:
1. Các ngành đào tạo, khối thi tuyển:
 Công nghệ thông tin – khối thi : A, D1                                    Kế toán – khối thi :  A, D1
 Quản trị kinh doanh – khối thi : A, D1                                   Tài chính – khối thi : A, D1
                                       Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử – khối thi: A
2. Hồ sơ tuyển sinh: Thí sinh chọn NV1 là trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương: Hồ sơ đăng ký dự thi theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT:
- Học sinh đang học lớp 12: Nộp hồ sơ tại trường THPT đang học hoặc trực tiếp tại trường
- Học sinh đã tốt nghiệp THPT những năm trước và người đang đi làm đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương : Nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục & Đào tạo hoặc nộp trực tiếp tại nhà trường.
Thí sinh chọn NV2 là trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương: Sau khi có kết quả thi ĐH cao đẳng 2014, thí sinh nộp phiếu điểm xét  NV2 vào trường . Khối xét tuyển A, A1, D1
3. Phương thức tuyển sinh:  + Thi tuyển theo quy định của Bộ GD & ĐT                        
          + Xét tuyển theo điểm thi ĐH, CĐ năm 2014
4. Hình thức đào tạo và bằng cấp: Xét tuyển Cao đẳng chính quy năm 2014
Loại hình đào tạo: CĐ chính quy,CĐ liên thông, CĐ vừa học vừa làm
- Bằng cấp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân cao đẳng  theo quy định của Bộ GD & ĐT
5. Ngày thi, xét tuyển:  Theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.           
II. HỆ TCCN:  
   1.Kế toán                               2. Tin học ứng dụng                        3.Quản lý doanh nghiệp
   4. Điện công nghiệp & Dân dụng       5. Công nghệ kỹ thuật may & thiết kế thời trang
       Nhà trường liên kết với các TT GDTX, TT HNDN đào tạo TCCN cho học sinh TN THCS (học 3 năm) sau khi TN được cấp bằng THCN và THPT
      Hồ sơ tuyển sinh: Phiếu đăng ký tuyển sinh hoặc sơ yếu lý lịch có công chứng + bằng (hoặc giấy chứng nhận) tốt nghiệp - liên tục nhận hồ sơ - khai giảng theo giấy báo nhập học
III. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HS,SV :
- Học phí cao đẳng :125.000đồng/ tín chỉ (đối với ngành kinh tế) và 146.000đồng/ tín chỉ (đối với ngành kỹ thuật)
- Học phí trung cấp chuyên nghiệp: 340.000 đồng/ tháng
- HS, SV khi học tại trường được hưởng các chính sách theo quy định của Nhà nước.
HS, SV học là con, em xã viên HTX có xác nhận của LM HTX tỉnh, TP được hỗ trợ 30% học phí năm thứ nhất
- HS, SV được bố trí chỗ ở trong KTX (1200 chỗ) giá: 80.000 đồng/1tháng.
- HS,SV tốt nghiệp tại trường có thể học liên thông nếu có nguyện vọng.
Địa điểm nhận hồ sơ và liên hệ:
Văn phòng tuyển sinh (trong trụ sở Liên minh HTX Việt Nam) – Phòng 105 - Trường Bồi Dưỡng Cán bộ - Đường Dương Đình Nghệ - Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội. ĐT: (04) 6680.5663 - 0989.452.462

Học sinh, sinh viên có thể chọn địa điểm học tại trường hoặc tại  Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội
Read more…

Xét tuyển Cao đẳng chính quy năm 2014

19:38 |
Thông tin Xét tuyển Cao đẳng chính quy năm 2014 của Trường Cao Đẳng Kinh tế kỹ thuật Trung Ương Như sau:
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung Ương là trường Công lập mã trường: CTW. Trường đào tạo các hệ Cao đẳng chính quy, Cao đẳng vừa học vừa làm, Trung cấp chính quy gôm các ngành Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin, Công nghệ Kỹ thuật điện. Năm 2014 trường có tổ chức thi và xét tuyển theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 




TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG
TRƯỜNG CÔNG LẬP - MÃ TRƯỜNG: CTW
TUYỂN SINH NĂM 2014

I. HỆ CAO ĐẲNG: Xét tuyển Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Trung Ương hệ chính quy năm 2014
1. Các ngành đào tạo, khối thi tuyển:
 Công nghệ thông tin – khối thi : A, D1                                    Kế toán – khối thi :  A, D1
 Quản trị kinh doanh – khối thi : A, D1                                   Tài chính – khối thi : A, D1
                                       Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử – khối thi: A
2. Hồ sơ tuyển sinh: Thí sinh chọn NV1 là trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương: Hồ sơ đăng ký dự thi theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT:
- Học sinh đang học lớp 12: Nộp hồ sơ tại trường THPT đang học hoặc trực tiếp tại trường
- Học sinh đã tốt nghiệp THPT những năm trước và người đang đi làm đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương : Nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục & Đào tạo hoặc nộp trực tiếp tại nhà trường.
Thí sinh chọn NV2 là trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương: Sau khi có kết quả thi ĐH cao đẳng 2014, thí sinh nộp phiếu điểm xét  NV2 vào trường . Khối xét tuyển A, A1, D1
3. Phương thức tuyển sinh:  + Thi tuyển theo quy định của Bộ GD & ĐT                        
          + Xét tuyển theo điểm thi ĐH, CĐ năm 2014
4. Hình thức đào tạo và bằng cấp:
Loại hình đào tạo: CĐ chính quy,CĐ liên thông, CĐ vừa học vừa làm
- Bằng cấp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân cao đẳng  theo quy định của Bộ GD & ĐT
5. Ngày thi, xét tuyển:  Theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
           
Địa điểm nhận hồ sơ và liên hệ:
Văn phòng tuyển sinh (trong trụ sở Liên minh HTX Việt Nam) – Phòng 105 - Trường Bồi dưỡng Cán Bộ -  Đường Dương Đình Nghệ - Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội. ĐT: (04) 6680.5663 - 0989.452.462

Học sinh, sinh viên có thể chọn địa điểm học tại trường hoặc tại  Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội
Read more…

Nộp hồ sơ thi đại học đến hết ngày 24/4

07:33 |

Nộp hồ sơ thi đại học đến hết ngày 24/4


Sau khi hết hạn đăng kí tại sở, thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng kí dự thi trực tiếp tại trường đại học.

Sáng 1/4, hàng trăm thí sinh tự do đã đến Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM để nộp hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2014. Tuy nhiên, các chuyên viên của Sở cho biết, năm nay Sở không nhận hồ sơ đăng ký mà sẽ chuyển về các trung tâm giáo dục thường xuyên của quận, huyện nơi thí sinh cư trú.
Đại diện Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM cho biết, những năm trước Sở vẫn tiếp nhận hồ sơ, nhưng năm nay, để thuận tiện cho việc gửi giấy báo dự thi và giấy báo trúng tuyển, giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh, Sở giao việc tiếp nhận hồ sơ về cho các trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện để dễ dàng hơn cho thí sinh trong việc đi lại.
Vị này cũng cho biết thêm, nếu thí sinh không muốn nộp tại các trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện thì có thể nộp trực tiếp tại Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục & Đào tạo tại số 3, Công trường Quốc tế, phường 6, quận 3, TP.HCM.
Chia sẻ về vấn đề Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM không tiếp nhận hồ sơ của thí sinh tự do, ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc tiếp nhận hồ sơ tại đâu, các sở có quyền tự quyết định. Do đó, thí sinh cần tìm hiểu kỹ để tránh làm mất thời gian khi có nguyện vọng nộp hồ sơ đăng ký tại Sở Giáo dục & Đào tạo nơi mình cư trú.
Nộp hồ sơ thi đại học đến hết ngày 24/4 - 1
Thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi đại học năm 2014
Được nộp hồ sơ thi đại học đến hết ngày 24/4
Theo Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT), về cơ bản, các quy định về thủ tục đăng kí dự thi đối với thí sinh tự do không có gì khác so với các năm trước. Thí sinh tự do có thể nộp hồ sơ dự thi ở tất cả các điểm thu hồ sơ do sở giáo dục quy định.
Hồ sơ đăng kí dự thi cho học sinh lớp 12 và thí sinh tự do sẽ dùng chung một mẫu. Trừ hồ sơ dự thi vào các trường thuộc khối Quốc phòng, An ninh là riêng biệt. Hồ sơ này do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ban hành, không bán trên thị trường.
Ông Trần Văn Nghĩa cho biết thêm, thí sinh tự do nộp hồ sơ theo hệ thống của các sở GD&ĐT từ ngày 17/3 đến hết ngày 17/4/2014. Sau khi hết hạn đăng kí tại sở, thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng kí dự thi trực tiếp tại trường đại học đến hết ngày 24/4.
Đối với các thí sinh đăng kí dự thi vào những trường ở xa, nhiều Sở GD&ĐT không thu nhận hồ sơ, thí sinh có thể nhờ người nộp trực tiếp tại trường. Khi nộp, lưu ý nhận lại đầy đủ phiếu số 2 và biên lai đóng tiền lệ phí.
"Hiện tại, có rất nhiều thông tin liên quan tới kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2014. Vì vậy, thí sinh cần thận trọng lựa chọn thông tin. Đối với các trường tuyển sinh riêng, thí sinh nên tham khảo nội dung trên website riêng của từng trường”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Tuyết Ninh - Minh Nghĩa (Khampha.vn)
Read more…

Bỏ điểm sàn: Ngưỡng nào cho chất lượng đầu vào?

07:27 |

Bỏ điểm sàn: Ngưỡng nào cho chất lượng đầu vào?


Kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ đang đến rất gần nhưng còn nhiều điều vẫn chưa rõ ràng. Bỏ điểm sàn (ĐS) tuyển sinh nhằm mở cửa tối đa cho các trường, ngành GD&ĐT lại rơi vào một thế “bí” khác: Ngưỡng nào để đảm bảo chất lượng trong 5 phương án hiện nay.

Bỏ điểm sàn: Ngưỡng nào cho chất lượng đầu vào? - 1


Bỏ điểm sàn, chất lượng đầu vào sẽ được kiểm soát bằng các tiêu chí nào là điều dư luận đang hết sức quan tâm. Ảnh: Như Ý

Chuyện điểm sàn không chỉ nằm ở nội tại vấn đề mà còn liên quan đến câu chuyện thừa thầy, thiếu thợ, đến câu chuyện của 72.000 cử nhân thất nghiệp đang có nguy cơ nối dài hơn.
Phóng viên báo Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Hóa, nguyên GĐ Học viện Tài chính hiện là Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN.
Lúc đầu Bộ đưa ra 4 phương án, sau lần thảo luận thứ nhất, phương án thứ 5 ra đời. Với kinh nghiệm của mình, ông nghĩ kỳ thi tuyển sinh năm nay nên đi theo phương án nào?
Trong 5 phương án, theo tôi, ngành GD&ĐT nên theo phương án số 1. Theo đó, căn cứ vào kết quả chấm thi tuyển sinh 2014, dựa trên phổ điểm, để quyết định lấy được bao nhiêu thí sinh, rồi quyết định 3 mức ĐS cao, trung bình và thấp; các trường ĐH chỉ được tuyển ở 2 mức đầu và căn cứ điểm sàn của từng trường, chọn ra một môn cơ bản cho từng ngành đào tạo, nhân hệ số. Môn nhân hệ số cộng với ĐS sẽ làm nên điểm chuẩn của trường ĐH.
Ông từng nói, các trường ngoài công lập (NCL) kêu nhiều nhất, vì sao lại như vậy? Theo ông phương án này có làm thỏa mãn các trường NCL không?
Ở nhóm trường NCL, nhiều trường thiếu chỉ tiêu trong khi, thí sinh, dù có trên ĐS cũng không đến học… Nguyên nhân không phải là nới lỏng hay thu hẹp ĐS mà chính là cơ sở vật chất, giáo viên, thương hiệu… không thu hút được người học. Điều đáng nói là họ kêu nhiều thì Bộ cũng… “chiều” và nới lỏng.


Bỏ điểm sàn: Ngưỡng nào cho chất lượng đầu vào? - 2
Mùa tuyển sinh 2014 đang tới gần. Ảnh: Hồ Thu

Hệ quả của việc mở tối đa như thế này là gì, thưa ông?
Dần sẽ bão hòa giữa tổng số thí sinh dự thi và số được tuyển vào ĐH: Hai con số này sẽ tương đương nhau. Thử làm một con tính nhỏ: Tổng số học sinh thi tốt nghiệp năm nay là trên dưới 800.000; chỉ tiêu đào tạo Bộ GD&ĐT duyệt cho các trường là trên dưới 700.000; như vậy, chỉ còn hơn 100.000 thí sinh sẽ vào học CĐ nghề và các hệ đào tạo trung cấp khác.
Nếu chỉ còn 100.000 người đi học nghề thì sẽ làm trầm trọng thêm căn bệnh thừa thầy thiếu thợ?
Đúng vậy, căn bệnh này hiện hữu vài chục năm rồi không khỏi và còn có nguy cơ nặng hơn. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một cách khách quan là “bệnh” này liên quan đến chính sách cán bộ; đặc biệt, chính sách thu nhập đối với người lao động: cùng học ĐH, nhưng vào cơ khí, điện, điện tử rất ít vì lương thấp; vào học quản lý kinh tế là nhiều vì “ngồi” nơi mát mẻ, lương cao. Câu chuyện đãi ngộ là một trong những nguyên nhân làm mất thêm cân đối ngành nghề là thế. Phải thay đổi chính sách thì mới thay đổi được cơ cấu cán bộ, mới giảm bớt tình trạng thừa thầy thiếu thợ vốn tồn tại lâu nay, chứ không hoàn toàn tại GD&ĐT.
Với chính sách tuyển sinh như năm nay, nếu thí sinh thi ba chung trượt thì xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp và điểm học tập THPT. Về mặt nào đó, thí sinh chỉ tốt nghiệp THPT là có thể được học ĐH.
Dù vậy, vẫn có những trường không thêm được nhiều học sinh lắm vì có những thí sinh trên sàn cũng không vào học các trường này.
Ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng trường ĐH Thăng Long.
H.T
Như vậy, việc tuyển sinh mở toang như hiện nay đã tách rời chính sách phát triển nguồn nhân lực?
Đó là… lỗi hệ thống: từ thượng tầng, là đào tạo, không quan sát hạ tầng, không biết doanh nghiệp cơ cấu như thế nào để mở các ngành đào tạo, cứ mở ào ạt một lúc! Ai đời từ 2004 đến 2007, hàng loạt ngân hàng thương mại thành lập (trên các phố lớn, cứ 150- 200 mét là thấy một trụ sở ngân hàng); rồi thị trường chứng khoán nở bung như nấm.
Từ lỗi hệ thống đó đẻ ra hệ thống khác: do cần cán bộ nên cứ mỗi tuần cho ra một trường ĐH; một đất nước không lớn như VN có 450 trường ĐH, CĐ, mỗi tỉnh 5-6 trường thì lấy đâu ra người học và học ra để làm gì. Đến khi kinh tế đi xuống, ngân hàng, chứng khoán…“chết”; người có việc làm còn trở nên thất nghiệp nữa là cử nhân vừa tốt nghiệp.
Có cách nào giải quyết được lỗi hệ thống này không?
Thực ra vấn đề đã được nhận biết, không chỉ ở Bộ GD&ĐT, nhưng đây là vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà phải mất ba bốn thập kỷ và phải đặt vấn đề giải quyết ngay từ bây giờ. Phải làm lại quy trình, xem xét cơ sở hạ tầng, xem nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chiếm bao nhiêu phần trăm, dự kiến 20 năm tới phát triển thế nào… Từ đó mới hoạch định chính sách đào tạo cán bộ, phân bố cơ cấu cán bộ thế nào, cơ chế đãi ngộ ra sao…
Đặc biệt với GD&ĐT phải cải cách từ bây giờ để 20 năm sau số học sinh khoảng 1,5 triệu/ năm vào các trường học theo đúng ý đồ, đảm bảo cơ cấu như đã nói ở trên; chứ không phải mỗi người đi xem Anh làm gì, Mỹ làm gì rồi về nhà cop nhặt một ít - phải tự lực cánh sinh, xem hoàn cảnh nước ta thế nào để hoạch định chính sách đúng với thực tế. Người ta chỉ giả nghèo được, không thể giả giàu được!
Xin chân thành cám ơn ông.
Theo Hồ Thu (Tiền Phong)
Read more…